Giải quyết tranh chấp ly hôn
– Tranh chấp về ly hôn là loại tranh chấp phổ biến trong quan hệ hôn nhân và gia đình và ngày càng có xu hướng gia tăng trong đời sống hiện nay. Thông thường khi ly hôn, nếu các bên không thể thỏa thuận thì sẽ phát sinh một số tranh chấp về quan hệ hôn nhân (tình cảm), tranh chấp về quan hệ nuôi con, tranh chấp về quan hệ về tài sản.
Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình đã tổng hợp một số tư vấn quan trọng liên quan đến giải quyết tranh chấp ly hôn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015,
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015,
Luật Hôn nhân gia đình 2014,
Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình,
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
Tranh chấp ly hôn là gì?
Để hiểu về thuật ngữ “tranh chấp ly hôn”, trước hết cần hiểu rõ về thuật ngữ “ly hôn”. Khái niệm ly hôn có thể được hiểu theo nghĩa rộng là việc kết thúc mối quan hệ hôn nhân theo quyết định của Tòa án sau khi một trong hai bên hoặc cả hai bên trong cuộc hôn nhân yêu cầu. Theo điều này, tất cả các trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ của cả vợ và chồng trong hôn nhân cùng các ràng buộc dân sự khác sẽ bị hủy bỏ. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
Về mặt pháp luật, thuật ngữ “Ly hôn” được quy định tại khoản 14 của Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Đây được coi là định nghĩa đầy đủ và chính xác nhất cho việc đặt ra khái niệm về sự kết thúc mối quan hệ hôn nhân trong phạm vi của pháp luật.
Ngoài ra, nói về tranh chấp ly hôn, tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định ly hôn thuộc dạng tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Những tranh chấp ly hôn sẽ phát sinh khi các bên đương sự không thể tự thỏa thuận, thống nhất với nhau để cùng giải quyết một vấn đề nào đó về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên khi ly hôn. Như vậy, tranh chấp ly hôn được hiểu là những tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình.
Đối tượng trong tranh chấp ly hôn
Kết quả thực tế đã chỉ ra rằng các vụ tranh chấp ly hôn thường có độ phức tạp cao, thường kéo dài và đòi hỏi nhiều thời gian, tài chính và nỗ lực từ các bên liên quan. Để đáp ứng đúng yêu cầu của các bên liên quan, việc xác định đúng đối tượng của tranh chấp trong tranh chấp có vai trò vô cùng quan trọng. Những đối tượng tranh chấp thường xuất hiện trong tranh chấp ly hôn bao gồm: tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con chung và cả tranh chấp về tài sản (bao gồm cả tài sản chung và nợ chung của cặp vợ chồng).
Tranh chấp về quyền nuôi con
Khi ly hôn, việc tranh chấp quyền nuôi con trở thành một vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định một số nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này một cách hợp lý và công bằng.
Thứ nhất, thỏa thuận giữa hai vợ chồng về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là ưu tiên hàng đầu. Sự thỏa thuận này cần xác định rõ nghĩa vụ và quyền của cả hai bên đối với việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, trong trường hợp không có thỏa thuận, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định vấn đề này. Tòa án sẽ xem xét và quyết định về người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi tốt nhất cho con cái. Điều này đòi hỏi việc xem xét các yếu tố khác nhau như sau:
Yếu tố vật chất: Yếu tố này được xem xét dựa trên khả năng tài chính của bố/mẹ. Người muốn giành quyền nuôi con cần chứng minh rằng họ có khả năng cung cấp đủ điều kiện sống tốt cho con, bao gồm chi phí ăn ở, học tập, y tế và vui chơi giải trí. Khả năng cung cấp môi trường vui chơi, giải trí và tương tác xã hội là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của con.
Yếu tố tinh thần: Sự phát triển tinh thần của con cũng cần được quan tâm. Yếu tố này xem xét dựa trên đạo đức, nhân phẩm của cha/mẹ. Đồng thời, sự tận tâm và khả năng dành thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cũng là yếu tố quan trọng.
Thứ hai, trong trường hợp con cái đủ 07 tuổi trở lên, nguyện vọng của con cũng được xem xét trong quá trình giải quyết vấn đề quyền nuôi con. Con dưới 36 tháng tuổi thường sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nhưng điều này cũng phụ thuộc vào năng lực và điều kiện của người mẹ. Trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc trong trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của con, Tòa án sẽ xem xét để đưa ra quyết định.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, Tòa án sẽ tập trung vào việc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Mục tiêu chính là xác định người có khả năng cung cấp môi trường tốt nhất để con phát triển toàn diện về cả vật chất và tinh thần.
Tranh chấp về tài sản chung
Nếu trong trường hợp vợ chồng có xảy ra những tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn, Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quá trình giải quyết tranh chấp về sẽ được giải quyết một cách công bằng và hợp lý, về những nguyên tắc cơ bản nhằm giải quyết vấn đề giải quyết tranh chấp về được áp dụng là chia đôi nhưng cũng có thể xem xét đến nhiều yếu tố khác trong từng trường hợp cụ thể.
Trong khi giải quyết vấn đề chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn ta cần có những lưu ý, Tòa án phải xác định rõ tài sản chung bao gồm những gì. Đồng thời xác đinh được vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản có liên quan tới bên người thứ ba hay không, nếu có phải đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trong trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới người thử ba, nếu họ có đưa ra yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải đưa vào giải quyết cùng với việc giải quyết tranh chấp về của vợ chồng Nếu trong trường hợp người thứ ba liên quan tới tài sản chung của vợ chồng mà không đưa ra yêu cầu giải quyết thì Tòa án sẽ hướng dẫn cho họ để giải quyết bằng một tranh chấp khác.
Các công việc của Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình xử lý vụ án liên quan đến lý hôn
Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình có vai trò quan trọng trong việc xử lý vụ án liên quan đến tranh chấp ly hôn, đảm bảo quyền lợi và công bằng cho các bên liên quan. Dưới đây là một số nhiệm vụ quan trọng mà Trung tâm sẽ thực hiện trong quá trình này:
Xác định quan hệ pháp luật và quan hệ pháp luật tranh chấp: Tư vấn viên, Luật sư sẽ nắm rõ và phân tích các quy định pháp luật liên quan đến hôn nhân, gia đình, và ly hôn. Điều này giúp xác định cơ sở pháp lý và quyền lợi của các bên trong vụ án.
Xác định đương sự và đối tượng tranh chấp: Tư vấn viên, Luật sư sẽ xác định rõ các bên tham gia vụ án, bao gồm cả người đệ đơn và người đáp đơn. Đối với vụ án liên quan đến ly hôn, việc xác định người chịu ảnh hưởng của quyết định vụ án rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của họ được bảo vệ.
Xác định cấp Toà án có thẩm quyền: Tư vấn viên Luật sư sẽ xác định cụ thể cấp Toà án có thẩm quyền xử lý vụ án. Điều này liên quan đến vùng địa lý, quyền lợi được bảo vệ tại cấp tòa nào, và các yếu tố khác liên quan đến thẩm quyền.
Trình tự thủ tục tham gia giải quyết vụ án: Tư vấn viên, Luật sư Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình sẽ hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng về quy trình tham gia giải quyết vụ án tại Toà án. Điều này bao gồm việc nộp hồ sơ, thực hiện các thủ tục pháp lý, và chuẩn bị cho các phiên tòa.
Trình bày quan điểm bảo vệ lợi ích khách hàng: Trong các phiên tòa, tư vấn viên, luật sư sẽ đại diện cho khách hàng và trình bày các quan điểm pháp lý và chứng cứ để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của khách hàng. Việc này đòi hỏi khả năng thuyết phục và phân tích sâu rộ về quyền lợi của bên mình.
Xuân Hiển
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã theo quy định mới nhất
Bổ nhiệm đồng chí Bùi Anh Điệp giữ chức vụ Trưởng phòng Hành chính Đối ngoại; Luật sư Trần Văn Sỹ giữ chức Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ
Cố tình chuyển nhượng đất không có GCN QSDĐ sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng
Luật Đất đai 2024 quy định người dân khi đi mua nhà cần đặc biệt tránh 6 trường hợp sau đây